Hai giai đoạn mở rộng đô thị Huế

Đề án xây dựng đô thị Huế đến năm 2030, chia thành hai giai đoạn đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt ngày 27/12.

Đề án xây dựng đô thị Huế đến năm 2030, chia thành hai giai đoạn đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt ngày 27/12.

Giai đoạn một (2020 - 2025), không gian đô thị Huế được phát triển theo hướng biển và trục cảnh quan hai bờ sông Hương.

Tỉnh sẽ điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế, thành lập các phường với phạm vi nghiên cứu bao gồm thành phố Huế hiện hữu, một phần thị xã Hương Thủy (các xã: Thủy Vân, Thủy Bằng), một phần thị xã Hương Trà (các phường, xã: Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hải Dương, Hương Phong) và một phần huyện Phú Vang (các xã, thị trấn: Thuận An, Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh).

Từ quy mô 79km hiện nay, thành phố Huế dự kiến mở rộng lên khoảng 267km2 6 năm tới.

Cảnh quan hai bên bờ sông Hương, đoạn chảy qua thành phố Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Giai đoạn 2 (2025 - 2030), không gian đô thị Huế tiếp tục phát triển với vùng lõi quy mô khoảng 348km2, bao gồm thành phố Huế mở rộng và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà.

Theo đề án, đô thị Huế sẽ xây dựng và phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa địa phương; mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thành phố Huế sẽ mở rộng về hướng biển. Ảnh: Võ Thạnh

Trước đó, ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chủ trương mở rộng thành phố Huế đã có từ lâu, tỉnh xây dựng đề án và đưa ra lấy ý kiến chuyên gia, người dân trong nhiều tháng qua. Sau khi đề án được phê duyệt, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan thực hiện nghiêm túc các công việc liên quan.

Huế hiện là một trong những thành phố nhỏ nhất Việt Nam. Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương, khu vực này chỉ rộng hơn 10km2 với 4 phường nội thành, 10 phường ngoại thành. Ở bờ Nam sông Hương, cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển hiện đại hơn bờ Bắc, song quy mô và cơ sở hạ tầng còn hạn chế so với nhiều đô thị khác của cả nước.

 

Theo Võ Thạnh/VnExpress »

Bạn đang đọc bài 


Tin tức liên quan

Từng là điểm nóng "sốt đất", đất nền tại tỉnh này sôi động trở lại

Từng là điểm nóng "sốt đất", đất nền tại tỉnh này sôi động trở lại

Trong quý 1/2022, lượng giao dịch đất nền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 4.334 lô trong khi nhà riêng lẻ chỉ giao dịch 189 căn và chung cư là 27 căn. Với nhiều tiềm năng, thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế được các chuyên gia dự báo sẽ trở thành tâm điểm mới trong thời gian tới.

Phí, hạ tầng và lòng dân

Phí, hạ tầng và lòng dân

SGTT.VN - Thời gian gần đây, người dân đang chịu những áp lực tâm lý – xã hội dồn dập. Lạm phát tăng cao, đồng tiền trượt giá, những mặt hàng cơ bản nhất liên tục tăng mà chưa có hồi kết. Kéo theo đó là phản ứng dây chuyền khi nhiều loại phí đều tăng như viện phí, học phí, lộ phí... Những sự tích hợp này làm cho đời sống người dân căng thẳng.